Cơ bản về ADHD

Hội chứng tăng động giảm chú ý hay còn gọi theo tên tiếng anh là Attention Deficit Hyperactivity Disorder (ADHD) là một hội chứng khá phổ biến trong xã hội, chiếm tỷ lệ khoảng 4% dân số Mỹ trong độ tuổi trưởng thành và khoảng 11% trong độ tuổi trẻ em còn đi học, một khảo sát lớn ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh này cũng chiếm khoảng 3%.

Người mắc hội chứng này thường có những biểu hiện phổ biến như: hay bị bồn chồn tay chân khi bắt buộc phải ngồi yên quá lâu, khó tập trung hoặc tập trung thái quá vào một việc, dễ bị tác động từ môi trường bên ngoài làm quên mất việc đang làm, trí nhớ ngắn hạn kém, nhớ trước quên sau...

Hội chứng mắc phải thường do di truyền, hoặc khi mẹ mang thai bị ngộ độc sinh ra em bé tiềm ẩn nguy cơ bị hội chứng này. Hiện tại có thể điều trị bằng một số loại thuốc và phối hợp với các liệu pháp tâm lý, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi điều độ để cải thiện dần tình trạng người bệnh. Hội chứng này có thể tự khỏi khi đến tuổi trưởng thành ở một số người, nhưng vẫn có một tỷ lệ nhất định bệnh nhân phải sống chung với bệnh dù đã trưởng thành.

Hiện tại ở Việt Nam do người dân chưa được trang bị nhiều kiến thức về tăng động giảm chú ý, nên ít khi đưa con em đến khám và chẩn đoán bệnh, người lớn mắc bệnh cũng hay tự suy diễn nguyên nhân do stress, căng thẳng, hoặc do tính cách, nên cũng ít khi xem trọng việc chẩn đoán và điều trị.

Archer Nguyen

Comments

Popular posts from this blog

Hỗ trợ cho trẻ có trí nhớ ngắn hạn kém

Làm thế nào để đối phó với rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

"Cha mẹ không chấp nhận tăng động giảm chú ý tồn tại, khiến bao nhiêu năm tôi luôn nghĩ mình là kẻ thất bại..."

Vì sao con quay Fidget Spinner có hiệu quả trong việc hỗ trợ cho người bị tăng động giảm chú ý (ADHD)?

"Chết! Tôi lại quên mất rồi"

Triệu chứng của ADHD là gì?

Một người mẹ giúp con mình từ trẻ tăng động trở thành huyền thoại thế giới

Tại sao trẻ lại không tập trung?

Dấu hiệu của tuổi già hay dấu hiệu của hội chứng giảm chú ý?