Dấu hiệu của tuổi già hay dấu hiệu của hội chứng giảm chú ý?

Bắt đầu bước vào tuổi 40, 50, hoặc cao hơn, chúng ta bắt đầu cảm thấy bộ não của mình hoạt động chậm hơn, thường xuyên quên hơn, cần nhiều thời gian và nỗ lực hơn để nhớ lại một việc nào đó. Có thật sự đây là quá trình lão hóa bình thường của bộ não, dấu hiệu của tuổi tác, hay một vấn đề nào khác?

Theo thống kê của các cơ quan y tế của Mỹ, 3.3% người có độ tuổi từ 44 đến 85 mắc hội chứng ADHD, trong đó 80% người mắc hội chứng này không biết, không nghĩ họ mắc hội chứng giảm chú ý ADHD cho đến khi hội chứng này ảnh hưởng ngày càng trầm trọng và họ bắt đầu nhận thấy mình không thể giải quyết được hết tất cả những yêu cầu của cuộc sống mà họ đang phải đối mặt.

Có thể bạn đang phải vừa đối mặt với tuổi già đang đến cùng lúc với gánh nặng phải lo lắng cho con cháu. Có thể bạn cảm thấy cô đơn và hụt hẫng khi con cháu có cuộc sống riêng, hoặc sau khi vợ chồng ly dị, một người thân của bạn vừa qua đời. Cuộc sống của bạn đi chệch hướng và cơ chế phản ứng của cơ thể không thể đưa bạn trở về cuộc sống bình thường.

ADHD - giảm chú ý thậm chí không có trong từ vựng của bạn, quan trọng hơn, bác sĩ của bạn cũng sẽ không nghĩ đến nó - điều này gây ra vấn đề lớn vì bạn sẽ bị chẩn đoán sai và việc điều trị không có kết quả.

Một  người bình thường khi đến tuổi già sẽ như thế nào?
Trong khi quá trình lão hóa xảy ra, trí nhớ tiềm ẩn hay còn gọi là trí nhớ vô thức (Implicit memory), khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm vào thực tiễn (Crystallized intelligence), khả năng tập trung chọn lọc vẫn hoạt động ổn định. Chúng ta vẫn tiếp tục nhớ mọi thứ một cách tự nhiên như buộc dây giày, hay đi xe đạp. Chúng ta nhớ và nhận ra các khuôn mặt, mặc dù không phải lúc nào cũng nhớ tên của họ. Chúng ta có thể lặp lại đầy đủ một dãy số mà người khác nói với mình, mặc dù đôi khi ta có thể quên mật khẩu máy tính.


Khi chúng ta già đi, khả năng chú ý và trí nhớ sẽ giảm đi bao gồm những khả năng cụ thể như sau:

  • Tốc độ xử lý thông tin
  • Khả năng kiểm soát (lên kế hoạch, tổ chức, thực hiện công việc)
  • Trí nhớ làm việc hay còn gọi là trí nhớ ngắn hạn
  • Khả năng chú ý có chọn lọc (khả năng bỏ qua những yếu tố gây xao nhãng bên ngoài)
  • Ký ức về những sự kiện quan trọng trong cuộc đời
  • Khả năng lắp ghép hình ảnh
  • Khả năng kiểm soát lời nói
  • Khả năng tiếp thu thông tin, khái niệm mới
  • Khả năng làm nhiều việc cùng một lúc
  • Kỹ năng lái xe
Trong 10 đặc điểm trên, tất cả những khả năng được ghi bằng chữ in nghiêng đều tiềm ẩn nguyên nhân từ rối loạn ADHD - giảm chú ý, vì vậy phân biệt nguyên nhân đâu là do tuổi già, đâu là do ADHD rất khó khăn.

Sự khác nhau giữa ADHD và lão hóa:
Triệu chứng của ADHD xuất hiện từ khi bạn còn rất trẻ, Hãy nhớ lại xem lúc nhỏ bạn có thường xuyên quên làm bài tập hay không? Bạn có bị người ta nói là hay mơ giữa ban ngày hay không? Bạn có thường xuyên để đồ đạc bừa bộn? Trong nhiều năm, bạn đã tự dùng nhiều cách để khắc phục được những điều tưởng như tính xấu đó, cho đến khi cuộc sống trở nên quá phức tạp và vượt quá tầm kiểm soát của bạn cùng với sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể khi lớn tuổi làm cho những vấn đề lúc còn trẻ bắt đầu quay trở lại.

Tuy nhiên, nếu bạn nhớ lại trong cuộc đời mình, bạn chưa từng gặp vấn đề nào về trí nhớ, luôn nộp bài tập đúng thời hạn, sắp xếp tổ chức công việc rất tốt và chưa bao giờ có cảm giác thiếu tập trung thì những triệu chứng lần đầu xuất hiện này có thể cần có sự chẩn đoán chuyên sâu hơn theo hướng bệnh Alzheimer, và những vấn đề về suy giảm khả năng nhận thức.

Ngoài ra sự lão hóa cũng gây ra thiếu hụt nội tiết tố trong cơ thể và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các triệu chứng ADHD trở nên rõ ràng hơn.

Không bao giờ là quá muộn để phát hiện và chẩn đoán ADHD:
Cho dù phát hiện muộn, nhưng việc chữa trị ADHD lúc tuổi đã cao vẫn giúp cải thiện đáng kể cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiêu cần thận trọng trao đổi với bác sĩ, dược sĩ về việc điều trị bằng thuốc để tránh tương tác không tốt với những loại thuốc khác, ngoài ra người bệnh lớn tuổi cũng cần kiểm tra kỹ sức khỏe khi dùng thuốc trị ADHD vì có những phản ứng phụ khó chịu của thuốc.

Tăng cường khả năng xử lý của bộ não:
  • Sử dụng bộ não thường xuyên: chơi những trò chơi trí tuệ, làm việc theo hướng sáng tạo hơn để luôn cảm thấy có động lực.
  • Tăng cường vận động: tập thể dục thể thao điều độ luôn tốt cho sức khỏe, rất dễ để bạn nói tôi bận ngày hôm nay nên không thể tập thể dục được. Nhưng điều này rất quan trọng, tập luyện giúp cho bộ não của bạn hoạt động tốt.
  • Liên hệ với bạn bè, tránh tự cô lập
  • Uống dầu cá và bổ sung vitamin D.

Con đường phía trước:

Sống với ADHD nhưng để nó chi phối cuộc đời của bạn hay không là do chính bản thân bạn. Nếu bạn đủ lạc quan và bản lĩnh, ADHD sẽ đem lại cho bạn những điều khác lạ và phi thường.

Nghĩ theo cách của bạn, không phải theo cách của ai khác, bởi vì bạn chính là người duy nhất có thể kiểm soát cảm xúc và phản ứng của bản thân. Nếu bạn cảm thấy tự ti, hãy tìm một chuyên gia tâm lý để giúp đỡ bạn, cho bạn một cái nhìn lạc quan hơn về bản thân, hiểu rõ những điều đã xảy ra trong quá khứ và hãy bắt đầu tự hào về bản thân.






Comments

Popular posts from this blog

Hỗ trợ cho trẻ có trí nhớ ngắn hạn kém

Làm thế nào để đối phó với rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

"Cha mẹ không chấp nhận tăng động giảm chú ý tồn tại, khiến bao nhiêu năm tôi luôn nghĩ mình là kẻ thất bại..."

Vì sao con quay Fidget Spinner có hiệu quả trong việc hỗ trợ cho người bị tăng động giảm chú ý (ADHD)?

"Chết! Tôi lại quên mất rồi"

Triệu chứng của ADHD là gì?

Một người mẹ giúp con mình từ trẻ tăng động trở thành huyền thoại thế giới

Tại sao trẻ lại không tập trung?