Hỗ trợ cho trẻ có trí nhớ ngắn hạn kém

Đối với trẻ bị thiếu hoặc giảm khả năng tập trung chú ý thường xuyên, việc nắm bắt các thông tin hoặc nghe theo các hướng dẫn phức tạp là rất khó khăn, mọi thứ dường như biến mất ngay sau khi hướng dẫn kết thúc.Đây là dấu hiệu trí nhớ ngắn hạn (hay còn gọi là trí nhớ làm việc) của trẻ hoạt động không hiệu quả. Để biết thêm về trí nhớ làm việc, các bạn có thể tham khảo bài viết "Chết! Tôi lại quên mất rồi!"

Để giúp trẻ nắm bắt thông tin hiệu quả tại trường và tại nhà, chúng ta có thể hỗ trợ và hướng dẫn cho trẻ như sau:

Tăng khả năng của trí nhớ làm việc tại trường:
  • Giao bài tập về nhà bằng chữ viết: hãy viết lên bảng những bài tập về nhà tại đúng một vị trí cố định mỗi ngày để trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy được. Vì những trẻ tăng động giảm chú ý thường dễ mất tập trung nên không thể đảm bảo lúc nào trẻ cũng sẽ nghe và nhớ hết những gì giáo viên nói.
  • Kiểm tra những gì trẻ nghe được: bằng cách yêu cầu trẻ có trí nhớ ngắn hạn kém lặp lại những yêu cầu đã giao, chúng ta có thể phát hiện ra những điều trẻ quên và bổ sung lại cho trẻ.
  • Dành thời gian để trẻ kịp ghi vào tập, vở những yêu cầu, bài tập về nhà và đảm bảo những trẻ bị tăng động giảm chú ý đã hiểu và làm theo những gì ta yêu cầu trẻ làm.
  • Giao tiếp bằng mắt với trẻ trước khi giao một bài tập trên lớp cho trẻ.
  • Nếu trường có một trang web và có thông tin cho bố mẹ thì nên có thông tin cập nhật những bài tập về nhà cho bố mẹ của trẻ biết là trẻ cần phải làm gì để có thể nhắc nhở bé làm đúng yêu cầu của thầy cô.
  • Nói vừa đủ chậm và cung cấp thông tin thành từng phần nhỏ vừa đủ để trẻ dễ tiếp thu. Vì trẻ có trí nhớ ngắn hạn kém sẽ rất dễ không theo kịp lời giảng của giáo viên khi quá nhiều thông tin được đưa ra với tốc độ quá nhanh và quá sức để các em có thể nhớ cùng một lúc. Trẻ có thể vẫn đang khúc mắc vấn đề bạn nói trong những phút đầu tiên trong khi bạn đã chuyển sang vấn đề khác, sau đó trẻ sẽ không theo kịp bài giảng của bạn.
  • Làm cho bài giảng có sự tương tác: để trẻ có trí nhớ ngắn hạn có thể hiểu bài, bạn cần soạn giáo án sao cho có sự tương tác, phản ứng của trẻ đối với những phần quan trọng của bài, hoặc có thể yêu cầu trẻ tóm lại những nội dung chính vừa giảng. Việc lặp lại những điểm quan trọng cũng sẽ giúp trẻ để ý và nhớ lại được những thông tin cần thiết. 
  • Tạo thói quen nộp bài tập về nhà mỗi ngày: yêu cầu trẻ nộp bài tập lên ngay khi bước vào lớp học, sau đó kiểm tra xem trẻ có làm đầy đủ bài tập hay không. Nếu trẻ không làm bài đầy đủ, yêu cầu trẻ làm trước khi ra về, như vậy trẻ nào làm bài sẽ được về sớm trong khi trẻ không làm bài sẽ phải ở lại lâu hơn.
  • Dạy trẻ cần làm gì khi quên mất những gì phải làm khi về nhà: yêu cầu sự hỗ trợ từ một bạn khác mà trẻ thích nói chuyện để có thể giúp trẻ có trí nhớ ngắn hạn kém có thể hỏi khi quên một điều gì đó cần làm.
  • Sử dụng đồng hồ trong khi dạy học để trẻ học cách quản lý thời gian, trẻ sẽ biết được trong buổi học đã sử dụng bao nhiêu thời gian và còn lại bao nhiêu thời gian.
  • Nhắc nhở các em về thời hạn của những bài tập cần hoàn thành sắp tới: dành thời gian để nhắc trẻ lúc gần đến hạn vì trẻ tăng động giảm chú ý thường dễ quên và trễ hạn deadline.
  • Yêu cầu trẻ tự nghĩ cho mình một cách nhắc nhở bản thân để không quên việc cần làm

Cải thiện trí nhớ làm việc tại nhà:
  • Quy định một nơi cố định trong nhà để trẻ cất những vật dụng quan trọng: chìa khóa, ví, dụng cụ thể thao...Ngay khi trẻ về nhà, cần đảm bảo là trẻ sẽ nhớ để đồ theo đúng quy định, nên có thưởng và phạt cho việc tuân thủ quy định.
  • Dùng checklist để trẻ nhớ những vật dụng cần đem theo khi rời khỏi nhà. Cần theo dõi và hỗ trợ bé khi bé tự cho vật dụng cần thiết vào checklist để đảm bảo không thiếu sót những thứ quan trọng, yêu cầu bé hoàn thành checklist sau khi làm bài tập vào buổi tối để tránh việc gấp gáp vào buổi sáng.
  • Tự bạn cũng sử dụng checklist, note, để trẻ thấy rằng việc ghi chú, sử dụng checklist là cần thiết cho dù là trẻ em hay người lớn. 
  • Cùng trẻ nghĩ cách để trẻ dễ nhớ những điều quan trọng hơn: viết điều cần làm lên tay, dùng nhỡ trong điện thoại, nhờ bạn thân có trí nhớ tốt giúp trẻ...
  • Xin phép giáo viên cho trẻ giao bài tập qua email đối với những trẻ thường làm bài qua máy vi tính. 
  • Thưởng cho trẻ nếu trẻ ghi nhớ những điều cần làm: email giáo viên để biết chắc trẻ làm đầy đủ bài tập, có thể thưởng cho trẻ nếu trẻ không sót bất kỳ một yêu cầu nào, hoặc sót một yêu cầu. Nếu thiếu sót nhiều hơn một yêu cầu thì trẻ không được thưởng. Tạo danh mục giải thưởng cho trẻ và treo giải cao cho những nhiệm vụ phức tạp và khó khăn.
Ngoài ra ta có thể tạo thói quen cho trẻ khi làm bài tập, bởi vì làm bài tập về nhà là một quá trình gồm nhiều bước cần được làm theo đúng trình tự và đòi hỏi nhiều trí nhớ ngắn hạn. Ta hướng dẫn  cho trẻ để hoàn thành bài tập, cần làm theo những bước nhỏ:
  • Biết được bài tập yêu cầu làm gì
  • Ghi chú lại yêu cầu
  • Đem về những vật dụng cần thiết để làm bài tập
  • Bắt đầu làm bài tập
  • Sau khi làm xong, cất vở vào cặp.
  • Đem bài tập đến trường để nộp cho giáo viên

Tạo thói quen buổi sáng để cải thiện trí nhớ ngắn hạn:
  • Yêu cầu trẻ ghi âm lại những yêu cầu cần làm trong buổi sáng do trẻ tự nói và tự ghi âm. Khi đến buổi sáng, trẻ quên mất việc cần làm thì sẽ mở ghi âm để nghe lại, việc này sẽ đỡ căng thẳng hơn việc bạn trực tiếp nói với trẻ về thiếu sót của chúng.
  • Cùng kiểm tra lại những điều cần nhớ với trẻ trước khi trẻ bắt đầu thực hiện.
  • Tránh những thứ gây xao nhãng cho trẻ khi cần nói điều quan trọng với trẻ, tắt tivi, giảm âm lượng nhạc...
  • Theo sát trẻ: với trí nhớ ngắn hạn kém, trẻ có thể nói với bạn sẽ làm một điều gì đó, nhưng ngay sau đó lại quên mất. Do đó trước khi trẻ thực sự làm việc cần làm, bạn cần theo dõi và nhắc khi trẻ quên.

Trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự suy giảm về trí nhớ ngắn hạn. Để hỗ trợ và cải thiện tình trạng này hiệu quả, gia đình và nhà trường cần phải phối hợp và kiên nhẫn đối với trẻ, tránh nóng nảy khiến trẻ sợ hãi, tress, trầm cảm, và từ đó chán ghét việc học tập dẫn đến việc dạy dỗ sẽ khó khăn hơn.

Archer Nguyen
(Theo Madditude.com)

Comments

  1. Casino889 nhà cái soi kèo ty-le-ca-cuoc-bong-da-hom-nay uy tín nhất tại Việt Nam
    Với nhiều ưu đãi hấp dẫn cùng hoa hồng cao gấp 6 lần
    Dịch vụ rút nạp tiền nhanh gọn, thủ tục 15s và nhận tiền chỉ sau 5 phút
    Nhanh tay truy cập : soi kèo tài xỉu

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Làm thế nào để đối phó với rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

"Cha mẹ không chấp nhận tăng động giảm chú ý tồn tại, khiến bao nhiêu năm tôi luôn nghĩ mình là kẻ thất bại..."

Vì sao con quay Fidget Spinner có hiệu quả trong việc hỗ trợ cho người bị tăng động giảm chú ý (ADHD)?

"Chết! Tôi lại quên mất rồi"

Triệu chứng của ADHD là gì?

Một người mẹ giúp con mình từ trẻ tăng động trở thành huyền thoại thế giới

Tại sao trẻ lại không tập trung?

Dấu hiệu của tuổi già hay dấu hiệu của hội chứng giảm chú ý?