Posts

Một người mẹ giúp con mình từ trẻ tăng động trở thành huyền thoại thế giới

Image
Có lẽ những người yêu thể thao Việt Nam, nhất là môn bơi lội không ai lại không biết đến Michael Phelps, vận động viên bơi lội số 1 thế giới, huyền thoại trong làng thế vận hội thế giới với 28 huy chương Olympic, trong đó có 23 huy chương vàng. Đó là những điều mọi người biết về anh, nhưng ít ai biết được những điều anh đã trải qua trước khi có được thành công như hiện nay. Michael Phelps sinh ngày 30/6/1985, là em út trong một gia đình có 2 chị gái, ở ngoại ô Baltimore thuộc bang Maryland. Bố của Phelps là một quân nhân, mẹ của anh là một giáo viên trung học cơ sở. Tuy nhiên khi Phelps được 8 tuổi, ba mẹ anh bắt đầu ly thân, một năm sau thì họ chính thức ly dị. Mẹ của anh, bà Debbie Phelps đã phải một mình nuôi anh khôn lớn cùng những người chị của mình. Bên cạnh nỗi buồn sau khi chia tay chồng, một mình phải lo cho 3 đứa con, bà Debbie Phelps cùng thời điểm đó đã nhận thấy con trai mình không thể tập trung vào bất kỳ việc việc gì, tất cả mọi người đều nhìn con trai bà bằng con

Dấu hiệu của tuổi già hay dấu hiệu của hội chứng giảm chú ý?

Image
Bắt đầu bước vào tuổi 40, 50, hoặc cao hơn, chúng ta bắt đầu cảm thấy bộ não của mình hoạt động chậm hơn, thường xuyên quên hơn, cần nhiều thời gian và nỗ lực hơn để nhớ lại một việc nào đó. Có thật sự đây là quá trình lão hóa bình thường của bộ não, dấu hiệu của tuổi tác, hay một vấn đề nào khác? Theo thống kê của các cơ quan y tế của Mỹ, 3.3% người có độ tuổi từ 44 đến 85 mắc hội chứng ADHD, trong đó 80% người mắc hội chứng này không biết, không nghĩ họ mắc hội chứng giảm chú ý ADHD cho đến khi hội chứng này ảnh hưởng ngày càng trầm trọng và họ bắt đầu nhận thấy mình không thể giải quyết được hết tất cả những yêu cầu của cuộc sống mà họ đang phải đối mặt. Có thể bạn đang phải vừa đối mặt với tuổi già đang đến cùng lúc với gánh nặng phải lo lắng cho con cháu. Có thể bạn cảm thấy cô đơn và hụt hẫng khi con cháu có cuộc sống riêng, hoặc sau khi vợ chồng ly dị, một người thân của bạn vừa qua đời. Cuộc sống của bạn đi chệch hướng và cơ chế phản ứng của cơ thể không thể đưa bạn

Hỗ trợ cho trẻ có trí nhớ ngắn hạn kém

Image
Đối với trẻ bị thiếu hoặc giảm khả năng tập trung chú ý thường xuyên, việc nắm bắt các thông tin hoặc nghe theo các hướng dẫn phức tạp là rất khó khăn, mọi thứ dường như biến mất ngay sau khi hướng dẫn kết thúc.Đây là dấu hiệu trí nhớ ngắn hạn (hay còn gọi là trí nhớ làm việc) của trẻ hoạt động không hiệu quả. Để biết thêm về trí nhớ làm việc, các bạn có thể tham khảo bài viết  "Chết! Tôi lại quên mất rồi!" Để giúp trẻ nắm bắt thông tin hiệu quả tại trường và tại nhà, chúng ta có thể hỗ trợ và hướng dẫn cho trẻ như sau: Tăng khả năng của trí nhớ làm việc tại trường: Giao bài tập về nhà bằng chữ viết: hãy viết lên bảng những bài tập về nhà tại đúng một vị trí cố định mỗi ngày để trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy được. Vì những trẻ tăng động giảm chú ý thường dễ mất tập trung nên không thể đảm bảo lúc nào trẻ cũng sẽ nghe và nhớ hết những gì giáo viên nói. Kiểm tra những gì trẻ nghe được: bằng cách yêu cầu trẻ có trí nhớ ngắn hạn kém lặp lại những yêu cầu đã giao, chúng

"Chết! Tôi lại quên mất rồi"

Image
Ai cũng có lúc quên chìa khóa, túi, quên mua vật dụng định mua khi vào siêu thị, hay quên mất một cuộc hẹn quan trọng. Nhưng nếu việc quên những thứ cần thiết xảy ra thường xuyên nghĩa là bạn có thể đang đối mặt với chứng suy giảm trí nhớ ngắn hạn liên quan đến hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD). Mặc dù bạn và rất nhiều người có thể cho rằng quên chìa khóa sau khi khóa cửa phòng, để ví trên tủ lạnh, hỏi lại chỉ dẫn dù người chỉ dẫn vừa nói xong là kết quả của việc không chú ý. Nhưng thật ra, đó là vấn đề thiên về trí nhớ ngắn hạn hay còn gọi là trí nhớ làm việc, một trong những triệu chứng của các hội chứng tăng động giảm chú ý, tự kỷ, và mất khả năng học tập.  Trí nhớ làm việc là gì? Bạn có thể nghe thuật ngữ trí nhớ ngắn hạn nhiều lần, thật ra được gọi là trí nhớ làm việc, bởi lẽ nó là những thông tin, hay những suy nghĩ, hay những đánh giá mà chúng ta tạm thời lưu trữ trong trí nhớ, để khi thực hiện một công việc nào đó, chúng ta sẽ sử dụng chúng để hoàn thàn

Vì sao con quay Fidget Spinner có hiệu quả trong việc hỗ trợ cho người bị tăng động giảm chú ý (ADHD)?

Image
Con quay Fidget spinner được biết đến ở Âu Mỹ một thời gian khá dài trước khi được đưa đến Việt Nam. Hiện tại, món đồ chơi này vẫn đang tạo cơn sốt ở Mỹ và gây ra rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh nó do sự cuồng nhiệt mà các em nhỏ dành cho món đồ chơi khá đơn giản này. Fidget Spinner sử dụng đúng mới có hiệu quả và đem lại niềm vui (Ảnh minh họa). Bản chất con quay này chỉ có 3 phần chính: cánh, vòng bi, và nút cầm. Các bộ phận được chế tạo và lắp ráp chính xác sẽ giúp chuyển động quay của cánh rất lâu, từ 1-9 phút tùy chất liệu của con quay và lực tác động của người chơi. Nếu bạn là một người có thể ngồi thiền 3h mỗi ngày mà không cử động bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể thì rõ ràng con quay này không dành cho bạn! Fidget Spinner được sáng chế dành cho trẻ em và người lớn thường bị táy máy tay chân, hay bồn chồn, lo lắng hoặc chạy loanh quanh, đa số những người này mắc hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) và một số rối loạn về tâm lý khác. Trong những hoàn cản

"Cha mẹ không chấp nhận tăng động giảm chú ý tồn tại, khiến bao nhiêu năm tôi luôn nghĩ mình là kẻ thất bại..."

Image
"Không có cha mẹ nào lại không thương con", ai cũng nghĩ vậy! Nhưng khả năng đem lại những điều tốt nhất cho con thì mỗi người sẽ khác nhau. Có những bậc cha mẹ thương con là hiểu con, đồng hành, kiên nhẫn giáo dục con, khiến con mình phát triển tốt nhất với khả năng của chúng, những đứa trẻ bị tăng động trong những gia đình này có nhiều cơ hội được chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời và nhiều khả năng thành công khi lớn lên. Nhưng cũng có những bậc cha mẹ quá duy tâm, nghĩ con mình luôn là hoàn hảo và sẽ làm được bất kỳ điều gì họ muốn, vì vậy từ chối sự hỗ trợ mà đáng ra rất cần thiết trong những năm đầu hình thành nhân cách và tâm lý cho trẻ. Ảnh minh họa Đây là một số tâm sự từ những người có ba mẹ theo quan điểm như trường hợp thứ 2, được đăng lên diễn đàn của Reddit.com, một website tin tức xã hội nổi tiếng của Mỹ: "Mặc dù cha mẹ tôi là người làm trong ngành y tế nhưng họ không cho tôi được khám chuyên môn dù lúc nhỏ tôi có dấu hiệu của tăng động giả

Làm thế nào để đối phó với rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Image
Hội chứng ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý) khiến cho không chỉ bản thân người tăng động giảm chú ý gặp khó khăn, rắc rối trong cuộc sống mà còn gây không ít rắc rối cho gia đình người đó, chỉ có chữa trị đúng cách mới có thể giúp người bị tăng động giảm chú ý có cuộc sống tốt sau này.     Để giúp đỡ các trẻ tăng động giảm chú ý, gia đình các bé cần thực hiện những điều sau: Yêu thương và tôn trọng trẻ: điểm mấu chốt là làm sao cho các em CẢM NHẬN được điều này. Có như vậy, trẻ mới trở nên hạnh phúc và tự tin hơn, giúp cải thiện đáng kể rối loạn tăng động giảm chú ý. Hầu hết trẻ em mắc hội chứng ADHD ở Việt Nam chịu thiệt thòi do quan niệm "thương cho roi cho vọt" của chúng ta, nên cần chú ý thay đổi cách cư xử với trẻ bị ADHD. Việc tập trung vào nhược điểm, tật xấu của trẻ bị tăng động chỉ làm xấu đi mối quan hệ với trẻ và giảm đi sự tự tin của trẻ, thay vì vậy, chúng ta đừng ngại ôm hôn, vỗ vai, khen ngợi, nhìn trẻ với đôi mắt đầy yêu thương... đây là liều t