Vì sao con quay Fidget Spinner có hiệu quả trong việc hỗ trợ cho người bị tăng động giảm chú ý (ADHD)?

Con quay Fidget spinner được biết đến ở Âu Mỹ một thời gian khá dài trước khi được đưa đến Việt Nam. Hiện tại, món đồ chơi này vẫn đang tạo cơn sốt ở Mỹ và gây ra rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh nó do sự cuồng nhiệt mà các em nhỏ dành cho món đồ chơi khá đơn giản này.

Fidget Spinner sử dụng đúng mới có hiệu quả và đem lại niềm vui (Ảnh minh họa).
Bản chất con quay này chỉ có 3 phần chính: cánh, vòng bi, và nút cầm. Các bộ phận được chế tạo và lắp ráp chính xác sẽ giúp chuyển động quay của cánh rất lâu, từ 1-9 phút tùy chất liệu của con quay và lực tác động của người chơi.

Nếu bạn là một người có thể ngồi thiền 3h mỗi ngày mà không cử động bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể thì rõ ràng con quay này không dành cho bạn! Fidget Spinner được sáng chế dành cho trẻ em và người lớn thường bị táy máy tay chân, hay bồn chồn, lo lắng hoặc chạy loanh quanh, đa số những người này mắc hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) và một số rối loạn về tâm lý khác. Trong những hoàn cảnh đòi hỏi sự tập trung và suy nghĩ liên tục, những đứa trẻ có xu hướng cử động tay, chân, quay viết, quay vở, làm phiền các bạn khác, người lớn thường cảm thấy bực bội khi phải ngồi lâu, bồn chồn, đi tới lui, hút thuốc liên tục... Nhưng khi sử dụng fidget spinner thì những trạng thái trên được cải thiện rõ rệt.
Bản thân mình cũng đã sử dụng qua một số sản phẩm fidget spinner, một bằng nhựa và một bằng titanium, cảm thấy khá hiệu quả khi cần giải tỏa stress, ngoài ra nó cũng giúp nảy sinh khá nhiều ý tưởng sáng tạo cho những vấn đề đang suy nghĩ. Những lúc phải chờ đợi nóng ruột thì sử dụng con quay này là một giải pháp thần kỳ vì nó làm dịu đi ít nhất 80% cảm giác khó chịu. Những lúc làm việc căng thẳng và đầu óc như sắp nổ tung thì sử dụng fidget spinner giúp mình lấy lại bình tĩnh và thư giãn.

Spinner truyền thống thân bằng nhựa, thời gian quay 1-2 phút
Spinner titanium, thời gian quay từ 3-8 phút
Theo Viện sức khỏe tâm thần của Mỹ (NIMH), Tăng động giảm chú ý là một rối loạn vừa làm mất khả năng duy trì sự tập trung vừa tăng mức độ hiếu động và sự bốc đồng, việc táy máy cử động cơ thể tăng sự tập trung cho những người này. Theo New York Times, việc xoay con quay trên tay hoặc nhìn nó xoay trên mặt phẳng sẽ kích thích và lôi kéo sự chú ý của phần não ưa hoạt động vốn là nguyên nhân gây mất tập trung, nhờ đó những phần não khác có thể tập trung vào việc cần làm.

Như vậy, vấn đề là chúng ta có biết sử dụng Fidget Spinner đúng cách hay không để đem lại lợi ích thật sự cho bản thân và con em chúng ta, mình xin có một số gợi ý như sau:
  1. Chọn con quay: hiện nay các sản phẩm bán trên thị trường rất đa dạng về mẫu mã và chất lượng, tùy theo túi tiền và sở thích mà bạn có thể chọn cho mình một con quay phù hợp. Mình thấy có rất nhiều sản phẩm có thiết kế 2 cánh, 3 cánh, 4 cánh, thậm chí liền khối tròn cũng có, tuy nhiên với mục đích giải tỏa stress và nhất là nếu mua cho trẻ em nhà bạn chơi, thì nên sử dụng loại 3 cánh truyền thống, với cánh có đầu tròn để tránh gây tổn thương trẻ trong quá trình chơi. Ngoài ra cũng không cần phải mua những loại có đèn hoặc quá sặc sỡ sẽ khiến quá trình chơi spinner sẽ gây phân tâm (Trường hợp bạn quá mê món này mà trở thành người chuyên sưu tầm thì mình không bàn tới 😉)
  2. Cách sử dụng cơ bản: để sử dụng một tay, bạn cầm con quay bằng ngón tay cái và ngón trỏ, dùng ngón giữa đẩy con quay di chuyển. Nếu dùng 2 tay bạn có thể tạo ra lực quay mạnh hơn và lâu hơn, ngoài ra có thể để con quay xuống mặt phẳng rồi đẩy cánh con quay.
Để đạt được mục đích thư giãn và giải tỏa stress, người chơi cần sử dụng spinner một cách vô thức, nghĩa là tay táy máy với con quay, nhưng tay còn lại và trí óc vẫn tập trung vào những việc khác cần làm. Đến lúc nào bạn cảm thấy thoải mái khi chơi con quay này, bạn sẽ dần cảm thấy tác dụng của nó. 
Một số sản phẩm Fidget spinner mà bạn có thể sử dụng:

Mặc dù fidget spinner có thể hỗ trợ cho người mắc hội chứng ADHD trong quá trình điều trị, nhưng nó không thể thay thế các biện pháp khác trong điều trị ADHD như thuốc điều trị, chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, vận động...Do đó người mắc hội chứng này vẫn cần có sự chẩn đoán và điều trị từ các cơ sở y tế có chuyên môn và sự hỗ trợ tích cực từ gia đình để có kết quả điều trị tốt nhất.


Archer Nguyen


Comments

Popular posts from this blog

Làm thế nào để đối phó với rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Hỗ trợ cho trẻ có trí nhớ ngắn hạn kém

"Chết! Tôi lại quên mất rồi"

"Cha mẹ không chấp nhận tăng động giảm chú ý tồn tại, khiến bao nhiêu năm tôi luôn nghĩ mình là kẻ thất bại..."

Một người mẹ giúp con mình từ trẻ tăng động trở thành huyền thoại thế giới

Triệu chứng của ADHD là gì?

Dấu hiệu của tuổi già hay dấu hiệu của hội chứng giảm chú ý?

Tại sao trẻ lại không tập trung?